Cách làm nhà vệ sinh tự hoại có dễ không? Nhà vệ sinh tự hoại với nhiều ưu điểm như đảm bảo vệ sinh, sử dụng tiện lợi, phòng tránh bệnh tật,… đang là nhu cầu cơ bản trong thiết kế nhà ở. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây nhà vệ sinh tự hoại đơn giản nhé! Chúng đặc biệt cần thiết trong các mẫu thiết kế nhà ống hiện đại đẹp nhằm tiết kiệm diện tích đất xây dựng cho gia chủ.
1. Nguyên lý hoạt động của nhà vệ sinh tự hoại
Nhà vệ sinh tự hoại nói chung sẽ hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Các chất thải và nước thải sau khi vào bồn cầu sẽ được xả nước rồi theo đường ống thoát xuống bể tự hoại (bể phốt).
Các chất thải sau đó sẽ được xử lý tại bể tự hoại thành bùn rồi lắng đọng xuống đáy bể. Phần nước còn lại sẽ được tách ra và theo đường ống bể thoát để vào hố ga.
Nhà vệ sinh tự hoại là thiết kế nhà ở phổ biến với nhiều ưu điểm
2. Hướng dẫn bạn cách làm nhà vệ sinh tự hoại
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm cách xây nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn đơn giản. Đầu tiên, bạn cần có một bản vẽ thiết kế thật chi tiết. Các bước tiếp theo, bạn hãy làm theo hướng dẫn.
Bạn cần đào một hố có kích thước vừa đủ để xây dựng bể phốt. Kích thước của bể phốt phụ thuộc vào diện tích của công trình vệ sinh và số lượng người dùng. Đối với những gia đình đông người thì một bể phốt có kích thước lớn là điều cần thiết. Nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn thông thường sẽ có bể phốt có kích thước dài x rộng là 5x4m.
Bài viết liên quan: Mẫu gạch ốp nhà vệ sinh đẹp nhất và cách ốp tường nhà tốt nhất
Kích thước của bể phốt phụ thuộc vào diện tích của công trình vệ sinh và số lượng người dùng
Tiếp theo, bạn bắt đầu xây dựng bể tự hoại 3 ngăn. Các loại vật liệu bạn có thể sử dụng để xây dựng bể là bằng gạch hoặc bê tông. Bạn cần làm theo đúng thiết kế trong bản vẽ.
Ngăn đầu tiên là ngăn chứa có diện tích chiếm ½ -⅔ diện tích bể phốt. Ngăn này có tác dụng phân hủy các chất thải đi vào theo hệ thống hầm tự hoại. Ngăn thứ 2 trong hệ thống này là ngăn lắng, chiếm khoảng ¼ diện tích và ngăn thứ 3 là ngăn lọc, chiếm khoảng ¼ diện tích. Bể cần được xây kín để tránh nước và không khí.
Sau khi xây dựng 3 ngăn chứa xong, bạn lắp đặt ống thoát nước thải. Ống thoát nước nên được thiết kế dốc từ nhà vệ sinh đến bể phốt nhằm để chất thải và nước thải đi qua một cách dễ dàng hơn và tránh tình trạng trào ngược.
Ống thoát nước từ ngăn 2 (ngăn lắng) qua ngăn 3 (ngăn lọc) trong bể phốt cần đảm bảo cách mặt hầm từ 30cm đến 50cm. Ống thoát nước từ ngăn lọ ra hố ga bên ngoài cần cách mặt hầm với khoảng cách từ 30cm đến 40cm.
Và cuối cùng, bạn san lấp mặt bằng bể phốt. Bể phốt cần xây các tấm đan bê tông để đậy lên bề mặt và nắp đậy có thể tháo gỡ được. Cho cát vào giữa lớp thành bể phốt và hố đặt bể rồi xả nước để làm chặt khe hở giữa hố và bể phốt để bể cố định và chắc chắn.
3.Dự toán kinh phí xây dựng nhà vệ sinh tự hoại
Xây nhà vệ sinh tự hoại cần bao nhiêu chi phí là thắc mắc của nhiều người. Để tính chi phí của công trình này, bạn cần tính toán đến nhiều yếu tố như giá vật liệu, công thợ,…
Nhà vệ sinh tự hoại giúp không gian nhà ở sạch sẽ và tiện nghi
Thông thường, công thợ sẽ có mức là 250 – 300 nghìn/ 1 người/ 1 ngày. Đối với những nhà vệ sinh tự hoại cơ bản, bạn sẽ mất khoảng từ 15 – 20 công thợ và số lượng thợ cần thiết.
Ngoài ra, chi phí xây nhà vệ sinh sẽ phụ thuộc vào mức giá của vật liệu trong thời điểm xây dựng. Đối với những gia đình muốn đảm bảo cho tuổi thọ công trình lâu dài thì bạn nên chống thấm cho nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp cho nhà vệ sinh không bị thấm nước và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết. Tổng chi phí ước lượng bỏ ra tầm 15 đến 20 triệu đồng để hoàn thiện toàn bộ công trình.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn nắm được những nguyên tắc cơ bản cũng như hướng dẫn cách làm nhà vệ sinh tự hoại đơn giản và dễ hiểu. Giờ đây bạn đã có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng công trình cho gia đình mình. Truy cập vào chuyên mục Blog xây dựng của chúng tôi để có thêm các thông tin cần thiết khác.