Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào là khoa học và thuận tiện nhất? Nhà ống thường có diện tích khá eo hẹp nhưng nếu bạn biết bố trí nhà vệ sinh đúng cách sẽ giúp cuộc sống trở nên rất tiện lợi. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ mang đến một số cách để giúp bạn.
1. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ở phố
Theo phong thủy, người ta thường cấm kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh trên lối vào nhà hoặc ở khu vực bếp nấu ăn. Còn tất cả các không gian khác đều có thể, chỉ cần đề cao yếu tố thông thoáng, đi lại thuận tiện. Bạn có thể thiết kế nhà vệ sinh là tâm điểm của căn nhà để nhiều phòng ngủ sử dụng chung, khoảng cách di chuyển gần nhất.
Nhà vệ sinh được thiết kế ở phía sau nhà
Đối với nhà phố, nhà vệ sinh thường được xây kề bên giếng trời. Bên cạnh đó nó cũng có xây áp về phía gần với hẻm, khoảng không rộng có thể đối lưu với môi trường bên ngoài. Phòng ngủ trên lầu cũng có thể bố trí vị trí nhà vệ sinh ra phía trước nhà. Tại đây có sự thoáng khí cao vì có không gian trống phía trước mặt tiền.
Bài viết liên quan: Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
2. Đối với các thiết kế nhà ống thông thường
Nhà ống thông thường sẽ có thêm tầng 2 và tầng 3 và chiều cao các tầng đều giống nhau. Với những ngôi nhà như vậy thì vị trí nhà vệ sinh thường đồng trục thẳng đứng giúp dễ dàng cho việc chạy hộp kỹ thuật và hệ thống cấp thoát nước.
Vị trí của nhà vệ sinh của nhà ống 2 tầng
Bên cạnh đó, bạn cũng không nhất thiết bắt buộc phải đạp khuôn theo mẫu này mà cũng có thể thiết kế khác để phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình mình. Như thế, mỗi tầng trong căn nhà có thể có 1 hoặc nhiều nhà vệ sinh có các vị trí khác nhau, không đồng trục.
3.Đối với những mảnh đất không vuông vức
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống trên mảnh đất không vuông, bị xéo hoặc dư ra khá dễ dàng đối với các kiến trúc sư. Trong trường hợp này họ thường sẽ thiết kế nhà vệ sinh nằm trên những vị trí xéo hoặc dư đó.
Việc bố trí như thế sẽ có tác dụng lớn trong việc chỉnh lại cho thế đất trở nên bằng phẳng hơn, tạo sự riêng biệt cho khu nhà vệ sinh. Nếu vị trí đó có mặt hướng về phía môi trường thông thoáng tự nhiên là tối ưu nhất.
4. Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Gầm cầu thang trong các không gian nhà nhỏ hẹp thường được tận dụng để làm nhà vệ sinh, góc học tập cho các con, đôi khi còn có thể đặt giường ngủ. Tuy nhiên, khi thiết kế thêm chi tiết ở vị trí này bạn nên tham khảo thêm về phong thủy để đảm bảo không ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình.
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ở vị trí gầm cầu thang sẽ được áp dụng khi diện tích căn nhà thật sự rất bí, nhỏ hẹp. Bởi vì gầm cầu thang có tổng diện tích rất bé và thấp. Trong trường hợp không có điều kiện để nó được thông thoáng tự nhiên thì cần hỗ trợ thêm bằng quạt hút gió giúp đối lưu không khí.
Nên lưu ý khi muốn bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang vì phong thủy của địa điểm này không tốt. Những gia đình thiết kế nhà vệ sinh như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến đường công danh, sức khỏe của người chủ nhà sẽ trở nên không tốt. Khi bắt buộc phải sắp xếp thì bạn hãy tuân thủ phương vị, hướng cũng như những vấn đề liên quan, để tránh gặp điều không may từ việc bố trí nhà vệ sinh.
Trên đây là tất cả những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà chúng tôi đem đến cho bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết thật sự hữu ích với bạn.