Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh luôn được nhiều gia chủ để ý trong quá trình thiết kế không gian tổng thể của ngôi nhà. Làm thế nào để có được một bản vẽ chi tiết đầy đủ cho không gian nhà vệ sinh của gia đình bạn. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm một số mẫu thiết kế bản vẽ chi tiết của nhà vệ sinh.
1. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh mẫu số 1
Mẫu thiết kế này có dạng hình vuông, kích thước là 2,75 x 2,76m. Đối với bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh mẫu này thì mặt bằng nhà vệ sinh được thể hiện trong toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất và các hệ thống điện nước. Nền WC được lát gạch có kích thước 40 x 40.
Đối với mẫu thiết kế này các gia chủ thường sử dụng vật liệu gạch nhám để lát nền nhà vệ sinh. Đây là vật liệu được áp dụng phổ biến hiện nay bới loại vật liệu này có độ nhám vừa phải để nền gạch không bị bám bẩn, khó chùi rửa. Sàn nhà vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tẩy rửa nên những vật liệu có độ bền cao, không bị mài mòn luôn là sự lựa chọn số một.
Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh cho nhà dân dụng, biệt thự
Diện tích nhà vệ sinh lớn hay hẹp hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và diện tích đất của ngôi nhà và gia chủ. Chính vì vậy tùy theo diện tích sử dụng mà kích thước nhà vệ sinh cũng có sự khác nhau. Diện tích nhà vệ sinh nhỏ nhưng tối thiểu từ 1,2m đến 4,2m, cồn rộng thì từ 5m đến 8.2m đối với những gia đình có diện tích sử dụng rộng.
Trong nhà vệ sinh nhiều hộ gia đình còn thiết kế luôn nhà tắm và việc bố trí các nội thất nhà tắm cũng được chú ý. Như vòi hoa sen, vị trí lắp đặt phải trong tầm tay, khoảng từ 1.6m đến 1.8m và không nên để quá cao. Đối với các thiết bị phụ như chỗ để giấy không quá xa bồn cầu, chỗ treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm…..
2. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh mẫu số 2
Đối với bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh mẫu này thì các nhà thiết kế và các gia chủ thường chú ý đến độ dốc của mặt bằng nhà vệ sinh. Độ dốc của sàn nhà vệ sinh có độ dốc từ 1.5 đến 2cm để thoát nước dễ dàng hơn. Nếu diện tích nhà vệ sinh nhỏ thì độ dốc có thể nhỏ hơn để phù hợp với mục đích sử dụng của nhà vệ sinh.
Trong quá trình thiết kế và thi công các gia chủ cũng cần để ý đến code sàn nhà vệ sinh, code sàn nhà vệ sinh luôn luôn thấp hơn code sàn nhà từ 1 đến 2cm. Nếu như sàn nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà thì nên lát thêm một hàng gạch trước cửa nhà vệ sinh để nước không bị tràn ra ngoài.
Kích thước nhà vệ sinh đạt chuẩn hiện nay
3. Những lưu ý trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh
Thiết kế nhà vệ sinh bạn nên thiết kế phòng vệ sinh cần thông thoáng, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt…. Chính vì vậy vị trí của phòng vệ sinh được đặt ở những nơi nhiều ánh sáng và ánh sáng.
Phòng vệ sinh không nhất thiết phải rộng nhưng cần phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng cũng như thuận tiện trong quá trình dọn dẹp vệ sinh hàng ngày.
Phòng vệ sinh không nên thiết kế đối diện ra các phòng bếp, phòng khách hay phòng ăn. Nếu vì một lý do nào đó khi bố trí nhà vệ sinh đối diện các phòng trên thì nên bố trí một bức bình phong hoặc bức rèm ngăn cách để che lại.
Không nên bố trí nhà vệ sinh quá xa phòng ngủ, nếu thuận tiện thì nên bố trí ngay cạnh phòng ngủ.
Để tiết kiệm diện tích bạn có thể thiết kế nhà vệ sinh cùng với nhà tắm nhưng có vách ngăn để chia khu vực tắm và khu bồn cầu
Hình ảnh Demo hoàn thiện nhà vệ sinh
Bồn cầu nên bố trí ở một nơi khuất kín đáo, không nên bố trí ở vị trí trung tâm hay đối diện cửa ra vào
Bài viết liên quan: Những cách xử lý nhà vệ sinh bị hôi bạn nên biết
Các thiết bị trong nhà vệ sinh nên lựa chọn các loại tốt bởi đây là các thiết bị được sử dụng hàng ngày, nếu hư hỏng thì khó sửa chữa và thay thế.
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn đọc 2 mẫu thiết kế bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh cùng những thông tin liên quan đến việc thiết kế và thi công nhà vệ sinh. Hy vọng các bạn sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với công trình của gia đình mình.